Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 15/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 840/QĐ-TTg năm 2022 lấy ngày 23 tháng 11 hằng năm là “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc tổ chức “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam” như sau:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, khơi dậy và phát huy niềm vinh dự, tự hào, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thanh tra.
- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
như vậy, ngày 23 tháng 11 hằng năm là ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 23 tháng 11 năm 2024 nhằm ngày 23/10/2024 âm lịch.
Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Thanh tra 2022 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ như sau:
- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng chính sách, pháp luật về thanh tra
+ Xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Thanh tra vụ việc khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao
+ Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết
+ Phối hợp với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh trong việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước
+ Chỉ đạo công tác thanh tra, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, cấp chứng chỉ nghiệp vụ ngạch thanh tra viên
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra
- Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Thanh tra 2022 quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra:
Điều 9. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
[...]
Như vậy, cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
- Thanh tra Chính phủ
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh)
- Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện)
- Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định