Ngày 19 tháng 1 là ngày gì? Ngày 19 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 19 tháng 1 là ngày gì? Ngày 19 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 19/01/1974, thành lập Trường Quân chính, đến năm 1995 đổi tên thành Trường Quân sự với nhiệm vụ bổ túc cán bộ, đào tạo trung đội trưởng, cán bộ sơ cấp chính trị, trợ lý hậu cần, trung đội phó, nhân viên kỹ thuật để bổ sung lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân đoàn, đồng thời tổ chức ôn và luyện thi vào các trường, học viện quân sự.
Như vậy, ngày 19 tháng 1 hằng năm là ngày thành lập Trường Quân sự Quân đoàn 1. Theo lịch Vạn niên, ngày 19 tháng 1 năm 2025 nhằm ngày 20/12/2024 âm lịch.
Trường Quân sự Quân đoàn 1 có chức năng là trung tâm giáo dục đào tạo của Binh đoàn Quyết Thắng. Nhà trường luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao.
Ngày 19 tháng 1 là ngày gì? Ngày 19 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có các chức vụ cơ bản nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
- Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục
- Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn
- Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục
- Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn
- Tư lệnh, Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân
- Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh
- Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn
- Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện
- Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn
- Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội
- Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội
- Trung đội trưởng
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan:
Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398;
d) Các chức vụ, chức danh quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy.
[...]
Theo quy định trên, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
[1] Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
[2] Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06
- Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03
- Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng
[3] Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398
[4] Các chức vụ, chức danh sau và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy:
- Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn
- Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh
- Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh
- Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn
- Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh
- Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn
- Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện
- Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn
- Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn
- Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội
- Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội
- Trung đội trưởng