Ngày 13 tháng 12 là ngày gì? Ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 13 tháng 12 là ngày gì? Ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Căn cứ Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 79/2003/QĐ-BBCVT quy định danh sách các bộ tem được gia hạn thời gian phát hành như sau:
STT | Tên bộ tem | Số mẫu | Thời hạn phát hành |
1 | KN 50 năm ngày truyền thống Thanh niên xung phong VN | 1 | 15/07/2000-30/06/2002 |
2 | Hội khoẻ Phù đổng toàn quốc lần V | 1 | 20/07/2000-30/06/2002 |
3 | Cá rạn san hô biển Việt Nam | 6+1bloc | 07/08/2000-30/06/2002 |
4 | KN 50 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện VN | 1 | 15/08/2000-30/06/2002 |
5 | KN 55 năm ngày thành lập ngành Công an ND VN | 2 | 19/08/2000-30/06/2002 |
6 | KN 200 năm ngày sinh Tổng đốc Nguyễn Tri Phương | 1 | 31/08/2000-30/06/2002 |
7 | Vì trẻ em Việt Nam | 2 | 08/09/2000-30/06/2002 |
8 | Thế vận hội Sydney 2000 | 3 | 15/09/2000-30/06/2002 |
9 | KN 700 năm ngày mất HĐV Trần Quốc Tuấn | 1 | 15/09/2000-30/06/2002 |
10 | Chim cảnh | 6+1bloc | 28/09/2000-30/06/2002 |
11 | KN 40 năm ngày th/ lập Hội Tem VN | 1 | 06/10/2000-30/06/2002 |
12 | Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến | 3+1bloc | 07/10/2000-30/06/2002 |
13 | KN 70 năm th/ lập Hội Nông dân VN | 1 | 14/10/2000-30/06/2002 |
14 | Dơi | 5 | 16/10/2000-30/06/2002 |
15 | KN 70 năm th/ lập Hội LH Phụ nữ VN | 1 | 20/10/2000-30/06/2002 |
16 | Chào mừng Đại hội Thi đua toàn quốc lần VI | 2 | 10/11/2000-30/06/2002 |
17 | Hoa mua | 2 | 15/11/2000-30/06/2002 |
18 | KN 70 năm th/ lập Mặt trận Tổ quốc VN | 1 | 18/11/2000-30/06/2002 |
19 | KN 60 năm ngày khởi nghĩa Hòn Khoai | 1 | 13/12/2000-30/06/2002 |
Như vậy, ngày 13 tháng 12 hằng năm là ngày khởi nghĩa Hòn Khoai. Theo lịch Vạn niên, ngày 13 tháng 12 năm 2024 nhằm ngày 13/11/2024 âm lịch.
Ngày 13 tháng 12 là ngày gì? Ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Chính quyền địa phương ở tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh:
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
5. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh.
[...]
Như vậy, chính quyền địa phương ở tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm những ai?
Căn cứ Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh:
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
[...]
Như vậy, thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.