Mâm ngũ quả ngày tết âm lịch 2025? Làm việc ngày tết âm lịch 2025 thì người lao động được trả lương như thế nào?

Mâm ngũ quả ngày tết âm lịch 2025? Làm việc ngày tết âm lịch 2025 thì người lao động được trả lương như thế nào? Tết Âm lịch 2025 bắn pháo hoa bao nhiêu phút?

Mâm ngũ quả ngày tết âm lịch 2025?

Mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc. Tùy theo từng vùng miền mà cách bày trí và loại quả được sử dụng sẽ khác nhau.

Mâm ngũ quả thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên và ước nguyện cho một năm mới sung túc, may mắn. Ngũ quả (năm loại quả) tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các loại quả được chọn thường mang ý nghĩa tốt lành qua tên gọi, hình dáng và màu sắc.

[1] Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc thường bày trí theo phong cách cân đối, đủ màu sắc và ngũ hành. Các loại quả phổ biến:

- Chuối xanh: Tượng trưng cho sự che chở, đùm bọc.

- Bưởi (hoặc phật thủ): Mang lại may mắn, tài lộc.

- Quả hồng, quýt: Biểu tượng của sự thành công, thịnh vượng.

- Quả lựu: Thể hiện sự đông con cháu, gia đình hòa thuận

- Quả đào: Mang ý nghĩa trường thọ và sức khỏe.

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn. Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

[2] Mâm ngũ quả miền Trung

Miền Trung không quá cầu kỳ về hình thức, chủ yếu sử dụng các loại quả sẵn có. Các loại quả phổ biến:

- Thanh long: Biểu tượng cho rồng may mắn.

- Dưa hấu: Thể hiện lòng trung thành và ngọt ngào trong cuộc sống.

- Quả sung: Cầu sung túc, đủ đầy.

- Đu đủ: Mang ý nghĩa no đủ, thịnh vượng.

- Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

[3] Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam chú trọng ý nghĩa từng loại quả, không dùng chuối vì từ "chuối" gần âm với "chúi," mang hàm ý không may mắn. Các loại quả phổ biến:

- Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý.

- Dừa: "Vừa" đủ.

- Đu đủ: Mang ý nghĩa no đủ.

- Xoài: "Xài," mong đủ chi tiêu.

- Quả sung: Tượng trưng cho sung túc, phát đạt.

Lưu ý: Mâm ngũ quả ngày tết âm lịch 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!

Mâm ngũ quả ngày tết âm lịch 2025? Làm việc ngày tết âm lịch 2025 thì người lao động được trả lương như thế nào?

Mâm ngũ quả ngày tết âm lịch 2025? Làm việc ngày tết âm lịch 2025 thì người lao động được trả lương như thế nào? (Hình từ Internet)

Làm việc ngày tết âm lịch 2025 thì người lao động được trả lương như thế nào?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, tết âm lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc trong 05 ngày và được hưởng nguyên lương. Như vậy, người lao động làm việc vào ngày Tết Âm lịch được trả lương như sau:

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết thì sẽ được hưởng nguyên lương của ngày đó và ít nhất bằng 300% lương của ngày lễ, tết. (Ít nhất là 400%/ngày).

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày lễ, tết thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào dịp lễ, tết, lương làm việc vào ban đêm thì còn được trả thêm 20% tiền lương X tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày tết (300%) = Ít nhất 490%/ngày

Tết Âm lịch 2025 bắn pháo hoa bao nhiêu phút?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ:

Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
[...]

Như vậy, thời lượng bắn pháo hoa vào Tết Âm lịch 2024 tối đa 15 phút; đối với các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp. Riêng các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa tầm thấp.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;