Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra đến ngày nào?

Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra đến ngày nào? Tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp nào? Các lễ hội nào phải đăng ký tổ chức?

Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra đến ngày nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư năm Ất Tỵ). Trong đó, ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng là thời điểm quan trọng nhất, đánh dấu sự bắt đầu của mùa lễ hội.

Như vậy, lễ hội chùa Hương 2025 đến hết ngày 1/5/2025 diễn ra với chủ đề “Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”.

Từ ngày 1.1.2025, giá vé tích hợp phí tham quan và dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò tuyến Hương Tích đối với người lớn là 230.000 đồng, trẻ em là 65.000 đồng.

Tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 85.000 đồng đối với người lớn và 50.000 đồng với với trẻ em.

Đối với dịch vụ vận chuyển bằng cáp treo từ chùa Thiên Trù đi động Hương Tích vé khứ hồi là 260.000 đồng đối với người lớn, 180.000 đồng đối với trẻ em và người được ưu tiên.

Giá đi một lượt là 180.000 đồng đối với người lớn, 120.000 đồng đối với trẻ em và người ưu tiên.

Giá vé vận chuyển bằng xe điện từ bãi gửi xe đến bến đò là 20.000 đồng/người/lượt.

Giá vé trông phương tiện, huyện Mỹ Đức đang đề xuất thành phố Hà Nội cho phép thu phí đối với xe ô tô vận chuyển khách dưới 9 chỗ là 30.000 đồng/lượt, trên 10 chỗ là 50.000 đồng/lượt, nếu gửi qua đêm sẽ thu thêm 20.000 đồng/xe.

Lưu ý: Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra đến ngày nào?

Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra đến ngày nào? (Hình từ Internet)

Tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định tạm ngừng tổ chức lễ hội:

Điều 8. Tạm ngừng tổ chức lễ hội
1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
b) Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
c) Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
d) Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
2. Ban tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo quy định trên, tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp sau:

- Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội

- Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người

- Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương

- Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân

Các lễ hội nào phải đăng ký tổ chức?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định các lễ hội phải đăng ký tổ chức bao gồm:

[1] Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:

- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức được tổ chức lần đầu.

- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức được tổ chức lần đầu.

- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.

[2] Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.

[3] Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.

- Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;