Giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào?

Giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào?

Giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025?

Cúng vía Thần Tài là một nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt đối với những người kinh doanh, buôn bán. Lễ này thường được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm cầu mong tài lộc, may mắn và công việc làm ăn thuận lợi trong năm mới.

Thần Tài được xem là vị thần cai quản tài lộc, giúp gia chủ buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt. Ngày mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày Thần Tài bay xuống trần gian, nếu được thờ cúng chu đáo sẽ mang lại nhiều phúc lộc.

Dưới đây là giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025:

Giờ đẹp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).

Hướng tốt: Muốn cầu tiền tài danh vọng thăng tiến sự nghiệp thì đi về hướng Đông gặp Thần Tài. Còn muốn cầu cát khánh vượng nhân, tình duyên suôn sẻ, gia đạo con cái thì đi về hướng Nam gặp Hỷ Thần.

Khung giờ xuất hành thuận lợi: 1h00 -3h00 và 13h00 – 15h00 (Tiểu cát); 5h00 – 7h00 và 17h00 – 19h00 (Đại An); 7h00 – 9h00 và 19h00 – 21h00 (Tốc hỷ).

Lưu ý: Giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!

Giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào?

Giờ hoàng đạo cúng vía Thần Tài năm 2025? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam:

Điều 8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Như vậy, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo

- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung

- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo

- Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo

- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo.

- Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Những đối tượng sau có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;

+ Người đang chấp hành hình phạt tù;

+ Người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;