Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?

Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy? Khắc phục hậu quả vụ cháy là những việc gì?

Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:

Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
[...]

Như vậy, đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

[1] Người có chức danh chỉ huy chữa cháy sau:

- Người đứng đầu cơ sở

- Trưởng thôn

- Người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

[2] Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở

[3] Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

[4] Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

[5] Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

[6] Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý

[7] Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng

Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?

Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy? (Hình từ Internet)

Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên nào?

Căn cứ Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy:

Điều 36. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy
1. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên đi trên các phương tiện giao thông.
2. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau đây:
a) Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;
b) Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi khu vực chữa cháy.
3. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy phải nhanh chóng nhường đường.
4. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.

Như vậy, lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau:

- Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật

- Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên trên trong phạm vi khu vực chữa cháy.

Khắc phục hậu quả vụ cháy là những việc gì?

Căn cứ Điều 40 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định khắc phục hậu quả vụ cháy:

Điều 40. Khắc phục hậu quả vụ cháy
1. Khắc phục hậu quả vụ cháy gồm những việc sau đây:
a) Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội;
c) Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, khắc phục hậu quả vụ cháy là những việc sau:

- Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội

- Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;