Có phải Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam không?

Có phải Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam không? Quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam được quy định như thế nào?

Có phải Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam không?

Tại Điều 2 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 có quy định tôn chỉ, mục đích như sau:

Tôn chỉ, mục đích

1. Hội Nhà báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

2. Hội đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của người làm báo Việt Nam, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của Nhân dân.

3. Hội tập hợp, đoàn kết, động viên người làm báo Việt Nam phát huy năng lực sáng tạo, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy, Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Có phải Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Trong quá trình hoạt động, Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Tại Điều 6 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam như sau:

- Xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật về báo chí, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan.

- Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

- Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đối với báo chí và người làm báo, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.

- Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và công tác hội cho hội viên.

- Đề nghị các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.

- Hội phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí.

- Tham gia, phối hợp hoạt động báo chí với tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế có liên quan đến báo chí theo quy định pháp luật; hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khen thưởng, kỷ luật tổ chức Hội, hội viên theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.

- Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội.

- Hằng năm, Hội Nhà báo Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động của Hội với Bộ Nội vụ và bộ, ngành quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động theo quy định pháp luật.

Quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 có quy định 07 quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam như sau:

(1) Đề xuất với Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành có liên quan về chủ trương chính sách và cơ chế phát triển báo chí.

(2) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

(3) Ban hành và tổ chức thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

(4) Tổ chức các hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật.

(5) Tổ chức các giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực theo quy định pháp luật. Tuyển chọn các tác phẩm báo chí xuất sắc để tham gia các cuộc thi báo chí trong nước và quốc tế.

(6) Đề xuất khen thưởng tổ chức, cá nhân thuộc Hội, các cơ quan báo chí có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật.

(7) Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích, Điều lệ Hội và theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 4 là ngày gì? Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc ngày Valentine đen 14 4 dành cho mọi đối tượng hay, ý nghĩa nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa đạo Củ Chi thuộc tỉnh, thành nào? Địa đạo được công nhận Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành 103 thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo từ 28/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30/4? Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 2025 công chức được nghỉ mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu banner thông báo nghĩ lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 đơn giản, ý nghĩa?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết hàn thực 2025 là ngày nào? Tết hàn thực có phải là ngày lễ lớn không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;