Chế độ chịu tang đối với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Chế độ chịu tang đối với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc? Chế độ khen thưởng, kỷ luật với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Chế độ chịu tang đối với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.
3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.
4. Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Chế độ khen thưởng, kỷ luật với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức sau:
a) Biểu dương khen thưởng;
b) Đề nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy chưa đến mức bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:
a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Đưa vào quản lý tại khu dành riêng đối với người có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
3. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trân trọng!