29 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Người lao động đi làm vào giao thừa 2025 được tính lương như thế nào?

29 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Người lao động đi làm vào giao thừa 2025 được tính lương như thế nào? Tổng số giờ làm thêm của người lao động là bao nhiêu?

29 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương?

Theo lịch Vạn niên, 29 tết âm lịch 2025 là ngày 28/1/2025 dương lịch (thứ ba). Tết âm lịch 2025 không có ngày 30, vì vậy, 29 tết âm lịch 2025 là đêm Giao thừa chào đón năm mới Ất Tỵ 2025.

Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết Âm lịch, Tết Ta hay đơn giản chỉ là Tết, là dịp lễ quan trọng nhất và ý nghĩa nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang theo bao hy vọng và ước vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc.

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Tết là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và thể hiện tình đoàn kết cộng đồng.

Tết Nguyên Đán là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của Tết không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc mà còn góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của đất nước.

29 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Người lao động đi làm vào giao thừa 2025 được tính lương như thế nào?

29 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Người lao động đi làm vào giao thừa 2025 được tính lương như thế nào? (Hình từ Internet)

Người lao động đi làm vào giao thừa 2025 được tính lương như thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định, tết Âm lịch, người lao động được nghỉ 05 ngày. Thực tế giao thừa sẽ là một trong các ngày nghỉ của lễ Tết Âm lịch. Chính vì thế, người lao động đi làm vào giao thừa 2024 được tính lương như sau:

- Được trả ít nhất 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày giao thừa được hưởng nguyên lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Ngoài ra, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

- Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm vào ngày giao thừa thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào lễ tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Tổng số giờ làm thêm của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định giới hạn số giờ làm thêm:

Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Theo quy định trên, tổng số giờ làm thêm của người lao động được quy định như sau:

- Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp sau:

+ Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

+ Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

- Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời giờ nghỉ giữa giờ được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định sau:

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;