Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/12/2022

Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Lưu trữ, bảo quản cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam ra sao? Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?

      Tại Điều 10 Nghị định 121/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5984D', '383545');" target='_blank'>Điều 10 Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

      1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là quá trình thực hiện các nhiệm vụ: Thu thập, tích lũy tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chuẩn hóa, nhập và cập nhật hoàn chỉnh các thông tin đã thu thập, tập hợp được vào hệ thống lưu trữ điện tử, theo một cấu trúc nhất định, phù hợp với nhu cầu quản lý nhà nước về người bị tạm giữ, tạm giam.

      2. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.

      3. Các hình thức thu thập, cập nhật thông tin:

      a) Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc, báo cáo chuyên đề về thi hành tạm giữ, tạm giam và các số liệu thống kê theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

      b) Hồ sơ quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

      c) Các cơ sở dữ liệu có liên quan;

      d) Các hình thức khác.

      4. Các cơ quan có quyền thu thập thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam:

      a) Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh; Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện; trại tạm giam; nhà tạm giữ trong Công an nhân dân;

      b) Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.

      5. Các cơ quan có quyền thu thập thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định tại khoản 4 Điều này có quyền yêu cầu đính chính, bổ sung hoặc tự đính chính, bổ sung thông tin khi có sai sót, nhầm lẫn hoặc còn thiếu.

      2. Lưu trữ, bảo quản cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam ra sao?

      Tại Điều 11 Nghị định 121/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5984D', '383545');" target='_blank'>Điều 11 Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định về lưu trữ, bảo quản cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

      1. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là tài sản quốc gia phải được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật.

      2. Cơ quan được giao quản lý cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm xây dựng các giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, quy định về việc quản lý cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống, an ninh, an toàn thông tin, lưu trữ dữ liệu, kiểm tra hệ thống.

      3. Việc bảo quản cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm an toàn trong nơi lưu trữ thích hợp và thường xuyên cập nhật sao lưu bảo đảm tính toàn vẹn khả năng truy cập của cơ sở dữ liệu.

      3. Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như thế nào?

      Tại Điều 12 Nghị định 121/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5984D', '383545');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định về khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

      1. Các hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:

      a) Qua mạng máy tính nội bộ;

      b) Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.

      2. Đối tượng khai thác và sử dụng:

      a) Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam;

      b) Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam;

      c) Cơ quan kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam;

      d) Cơ quan tiến hành tố tụng;

      đ) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

      3. Nguyên tắc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam:

      a) Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được quyền khai thác dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình. Việc khai thác cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam ngoài phạm vi quản lý phải được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam có thẩm quyền phê duyệt; nếu trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử phải được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.

      b) Trường hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có yêu cầu tra cứu, cung cấp thông tin, tài liệu lưu trữ về người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Luật lưu trữ; nếu trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử phải được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.

      4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy trình tiếp nhận, xử lý yêu cầu về khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam,

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn