Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Câu hỏi từ anh Dương (Ninh Bình)

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi như thế nào?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

...

Như vậy, người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội sau nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Tội cướp tài sản (Quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội cướp giật tài sản (Quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội trộm cắp tài sản (Quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của Bộ luật Hình sự mới nhất?

Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo quy định trên, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tù và cao nhất có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân. Hình phạt cụ thể còn phụ thuộc vào kết luận điều tra và phán quyết của Tòa án.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Tội trộm cắp tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là bao lâu?
lawnet.vn
Cá độ bóng đá phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cá độ bóng đá là bao nhiêu năm?
lawnet.vn
Ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
lawnet.vn
Đảng viên ngoại tình bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì? Phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào? Ai có trách nhiệm chi trả?
lawnet.vn
Thời hạn kháng cáo bản án hình sự là bao lâu? Hậu quả của việc kháng cáo là gì?
lawnet.vn
Người phạm tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính khác nhau như thế nào?
lawnet.vn
Khởi tố vụ án hình sự khác với khởi tố bị can như thế nào trong tố tụng hình sự?
lawnet.vn
Tiếp xúc lãnh sự là gì? Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;