Chào anh/chị Ban biên tập, vừa qua em trai em đã 19 tuổi do thiếu tiền chơi game nên về nhà trong lúc chỉ có bà, thì nó dám bỏ thuốc mê cho bà em ngủ rồi trộm lấy một số đồ có giá trị đem bán trị giá 1 tỷ. Bà em tỉnh dậy tưởng có trộm nên đã báo công an, sau khi điều tra công án biết là em trai em nên bắt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, em thiết nghĩ phải là tội trộm cắp tài sản mới đúng chứ ạ. Làm sao để có thể giảm nhẹ hình phạt cho em trai em ạ? Mong Ban biên tập phản hồi giúp.

Hồng Ngọc - Bến Tre

"> Chào anh/chị Ban biên tập, vừa qua em trai em đã 19 tuổi do thiếu tiền chơi game nên về nhà trong lúc chỉ có bà, thì nó dám bỏ thuốc mê cho bà em ngủ rồi trộm lấy một số đồ có giá trị đem bán trị giá 1 tỷ. Bà em tỉnh dậy tưởng có trộm nên đã báo công an, sau khi điều tra công án biết là em trai em nên bắt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, em thiết nghĩ phải là tội trộm cắp tài sản mới đúng chứ ạ. Làm sao để có thể giảm nhẹ hình phạt cho em trai em ạ? Mong Ban biên tập phản hồi giúp.

Hồng Ngọc - Bến Tre

">

Đánh thuốc mê trộm tài sản thì phạm tội gì?

Chào anh/chị Ban biên tập, vừa qua em trai em đã 19 tuổi do thiếu tiền chơi game nên về nhà trong lúc chỉ có bà, thì nó dám bỏ thuốc mê cho bà em ngủ rồi trộm lấy một số đồ có giá trị đem bán trị giá 1 tỷ. Bà em tỉnh dậy tưởng có trộm nên đã báo công an, sau khi điều tra công án biết là em trai em nên bắt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, em thiết nghĩ phải là tội trộm cắp tài sản mới đúng chứ ạ. Làm sao để có thể giảm nhẹ hình phạt cho em trai em ạ? Mong Ban biên tập phản hồi giúp.

Hồng Ngọc - Bến Tre

Đánh thuốc mê trộm tài sản thì phạm tội gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

=> Như vậy, để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác; Sau khi có được tài sản thì không thực hiện như cam kết bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản,..không có khả năng trả lại tài sản.

==> Còn trường hợp em trai bạn là chuốc thuốc mê lấy tài sản của bà một cách bất hợp pháp nên không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà có thể phạm vào tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể:

- Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

Ngoài ra, tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cướp tài sản như sau:

Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Trên tinh thần Tiểu mục 5.1 Mục 5 Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP có hướng dẫn về "thủ đoạn nguy hiểm khác của người phạm tội". Cụ thể:

5. Về tình tiết "sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác" hoặc "dùng thủ đoạn nguy hiểm".

5.1. "Thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản...

Từ các căn cứ trên, nếu người phạm tội dùng thủ đoạn nguy hiểm như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cướp tài sản.

Tóm tại, tùy vào kết luận điều tra, phán quyết của tòa án.... mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 01 trong các tội sau đây:

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Tội trộm cắp tài sản

- Tội cướp tài sản

Các tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

- Phạm tội do lạc hậu;

- Người phạm tội là phụ nữ có thai;

- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người phạm tội tự thú;

- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

==> Bạn có thể tham khảo các tình tiết giảm nhẹ như trên, mong rằng qua lần này em trai bẹn sẽ cố gắng làm ăn, không ăn chơi, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nữa.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Tội trộm cắp tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là bao lâu?
lawnet.vn
Cá độ bóng đá phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cá độ bóng đá là bao nhiêu năm?
lawnet.vn
Ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
lawnet.vn
Đảng viên ngoại tình bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì? Phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào? Ai có trách nhiệm chi trả?
lawnet.vn
Thời hạn kháng cáo bản án hình sự là bao lâu? Hậu quả của việc kháng cáo là gì?
lawnet.vn
Người phạm tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính khác nhau như thế nào?
lawnet.vn
Khởi tố vụ án hình sự khác với khởi tố bị can như thế nào trong tố tụng hình sự?
lawnet.vn
Tiếp xúc lãnh sự là gì? Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;