Có được đi khỏi nơi cư trú khi đã có lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú không?

Có được đi khỏi nơi cư trú khi đã có lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú không? Cho hỏi trong trường hợp người đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú, thì có trường hợp ngoại lệ nào cho người này ra khỏi nơi cư trú không? Nghĩa vụ của người bị cấm đi khỏi nơi cư trú như thế nào?

Trường hợp có lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú nhưng vẫn được đi khỏi nơi cư trú?

Căn cứ Khoản 5 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

- Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.

- Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Như vậy, theo quy định như trên người bị cấm đi khỏi nơi cư trú nếu có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan có thể xin phép chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ. Nếu các cơ quan như trên đồng ý cho người này được tạm thời đi khỏi nơi cư trú sẽ cấp cho người này giấy phép để được tạm thời đi khỏi nơi cư trú.

Nghĩa vụ của người bị cấm đi khỏi nơi cư trú như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều này người bị cấm đi khỏi nơi cư trú có nghĩa vụ như sau:

- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;

- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hình phạt tội giết người là bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội hành hạ người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội nhận hối lộ có bị tử hình không? Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội nhận hối lộ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội mua bán trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Người phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tử hình không? Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Tội trộm cắp tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là bao lâu?
lawnet.vn
Cá độ bóng đá phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cá độ bóng đá là bao nhiêu năm?
lawnet.vn
Ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;