Phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN?

Phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN như thế nào?

Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 31/2024/TT-NHNN áp dụng đối với:

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro.

- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài, căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, trường hợp Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng thực tế trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 31/2024/TT-NHNN

Thông tư 31/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, đồng thời bãi bỏ Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

*Trong đó: Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:

- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN? (Hình từ Internet)

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm:

a) Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, kể cả khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; các thông tin về người có liên quan của khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

b) Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

a) Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

b) Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);

c) Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;

d) Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.

3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ và khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng và tình hình thực tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bắt buộc phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

...

Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

- Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);

- Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;

- Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.

Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

- Được áp dụng thống nhất và nhất quán trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;

- Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;

- Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

- Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;

- Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;

- Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;

- Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;

- Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 27/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Thông tư 20/2024/TT-NHNN về bao thanh toán và dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán của tổ chức tín dụng?
lawnet.vn
Hoạt động cho thuê tài chính của công ty tài chính tổng hợp, công ty cho thuê tài chính theo Thông tư 26/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Thủ tục chấp thuận góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng theo Thông tư 25/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Từ ngày 01/10/2024, quy trình mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử được thực hiện thế nào?
lawnet.vn
Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng?
lawnet.vn
Mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Đã có Thông tư quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 01/7/2024?
lawnet.vn
Cá nhân muốn làm thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì? Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;