Ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Ngày 30/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP Tải về quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Tại Điều 4 Nghị định 119/2024/NĐ-CP Tải về quy định nguyên tắc chung về thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:
[1] Bảo đảm tính minh bạch của công tác thanh toán điện tử các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
[2] Bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông. Mỗi phương tiện chỉ gắn 01 thẻ đầu cuối tại một thời điểm.
[3] Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của chủ phương tiện theo quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
[4] Bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
[5] Bảo đảm quyền được lựa chọn, sử dụng dịch vụ, tiện ích giá trị gia tăng của chủ phương tiện.
Ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2024/NĐ-CP Tải về quy định những hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ:
Điều 5. Những hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ
1. Phá hủy, làm giả, xoá dữ liệu hoặc can thiệp nội dung thẻ đầu cuối; chuyển thẻ đầu cuối từ phương tiện tham gia giao thông này sang phương tiện tham gia giao thông khác.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, đánh cắp dữ liệu, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán điện tử giao thông đường bộ; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình tham gia các hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
[...]
Như vậy, những hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ bao gồm:
- Phá hủy, làm giả, xoá dữ liệu hoặc can thiệp nội dung thẻ đầu cuối; chuyển thẻ đầu cuối từ phương tiện tham gia giao thông này sang phương tiện tham gia giao thông khác.
- Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, đánh cắp dữ liệu, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán điện tử giao thông đường bộ; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
- Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình tham gia các hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
- Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến dữ liệu cá nhân không đúng theo quy định của pháp luật.
- Mở hoặc duy trì tài khoản giao thông nặc danh, mạo danh.
- Các hành vi cố tình trốn tránh, gian lận trong thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông.
Giao thông đường bộ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ bao gồm:
- Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
- Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
- Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Lưu ý: Luật Giao thông đường bộ 2008 có hiệu lực đến ngày 31/12/2024.