Trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?

Trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì? Căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch và nội dung kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao? Trình tự, thủ tục lập kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì? Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn

1. Trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?

Tại Điều 17 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:

1. Bộ Quốc phòng lập, điều chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.

2. Bộ Tư lệnh Quân khu lập, điều chỉnh và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch vùng, tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đô thị, nông thôn; phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện trọng điểm về quốc phòng; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh trọng điểm về quốc phòng.

3. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội lập, điều chỉnh và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cấp quận, huyện; kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội.

4. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh lập, điều chỉnh và trình Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện trên địa bàn tỉnh; kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực cấp tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ các huyện trọng điểm quốc phòng.

2. Căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch và nội dung kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?

Tại Điều 18 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch và nội dung kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:

1. Căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch

a) Chiến lược, hệ thống quy hoạch quốc gia, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;

b) Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả nước, trong vùng, lãnh thổ, trong ngành, lĩnh vực của bộ, ngành, địa phương;

c) Kết quả điều tra, khảo sát về khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.

2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch

a) Phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu về quốc phòng trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;

b) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ tác động trực tiếp đến khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;

c) Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu của việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;

d) Đề xuất phương án tổng thể để đảm bảo nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;

đ) Xác định nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ ưu tiên, thứ tự các bước công việc để bảo đảm nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;

e) Xác định chính sách và nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch; các chương trình, dự án cần ưu tiên phát triển để bảo đảm thực hiện có hiệu quả kế hoạch.

3. Nội dung kế hoạch chi tiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, định hướng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực đã được xác định trong kế hoạch tổng thể; phù hợp với quy hoạch vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn; phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược.

3. Trình tự, thủ tục lập kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?

Tại Điều 19 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục lập kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:

1. Cơ quan lập kế hoạch chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập kế hoạch, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt; cơ quan chủ trì đề xuất các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng, thứ tự ưu tiên, giải pháp và nguồn lực để xây dựng kế hoạch, gửi bộ, ngành, địa phương liên quan.

2. Bộ, ngành, địa phương phối hợp đề xuất các nội dung liên quan đưa vào kế hoạch gửi cơ quan chủ trì lập kế hoạch; cơ quan chủ trì tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch gửi xin ý kiến bộ, ngành, địa phương liên quan; tiếp thu, giải trình và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Hồ sơ kế hoạch đề nghị cấp thẩm quyền phê duyệt gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch; dự thảo kế hoạch; dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt kế hoạch; báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của bộ, ngành, địa phương và các văn bản có liên quan.

4. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thế nào?

Tại Điều 20 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch chi tiết về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh do Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng phù hợp với kế hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch chi tiết về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng phù hợp với kế hoạch chi tiết đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm, hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng đa cấp là gì? Tổ chức bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng dự án bất động sản là gì? Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Mẫu đơn đăng ký hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;