Hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá trong thời hạn bao lâu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/10/2022

Hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá trong thời hạn bao lâu? Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá? Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như thế nào? 

Chào anh chị Luật sư. Tôi có thắc mắc cần anh chị tư vấn như sau: Tôi có thực hiện nhập khẩu một lô hàng nhưng bị phía cơ quan hải quan đánh thuế chống bán phá giá và tôi có thắc mắc là hàng hóa này bị đánh thuế chống bán phá giá trong thời hạn bao lâu?

Kính mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá trong thời hạn bao lâu?

      Tại Khoản 3 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017' onclick="vbclick('4EAAB', '378425');" target='_blank'>Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau:

      a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra;

      b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;

      c) Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;

      d) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.

      Theo đó, trong một vụ việc điều tra bán phá giá đã có quyết định áp thuế chống bán phá giá có hiệu lực thì thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ không quá 05 năm. Trừ trường hợp được rà soát và có quyết định gia hạn của cơ quan có thẩm quyền.

      2. Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá?

      Theo Khoản 5.8 Điều 5 Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá - Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994' onclick="vbclick('3A9A', '378425');" target='_blank'>Điều 5 Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá - Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994 quy định như sau:

      5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.

      Tại Khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 ' onclick="vbclick('4EAAB', '378425');" target='_blank'>Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

      2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

      Như vậy, khi biên độ bán phá giá hàng hóa không tới 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thì biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp này sẽ không được áp thuế chống bán phá giá.

      3. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương 2017' onclick="vbclick('4EAAB', '378425');" target='_blank'>Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:

      a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;

      b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực;

      c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

      Với quy định này thì việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn