Theo quy định, việc ban hành văn bản tố tụng của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố được quy định ra sao?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/12/2022

Việc ban hành văn bản tố tụng của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố được quy định như thế nào? Việc phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý giải quyết vụ án, vụ việc được quy định như thế nào? Kiểm sát việc dùng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Việc ban hành văn bản tố tụng của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố được quy định như thế nào?

      Tại Điều 6 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020' onclick="vbclick('6B88B', '383972');" target='_blank'>Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về việc ban hành văn bản tố tụng của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như sau:

      1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên ban hành văn bản tố tụng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

      2. Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền ký tất cả các văn bản tố tụng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình.

      3. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được Viện trưởng phân công phụ trách lĩnh vực công tác hoặc ủy quyền có quyền ký tất cả các văn bản tố tụng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình trừ văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự và văn bản về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi, quyết định của mình.

      4. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố có quyền ký các văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với vụ án, vụ việc phức tạp, có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện trước khi ký văn bản tố tụng.

      5. Sau khi quyết định việc ban hành các văn bản tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Kiểm sát viên cao cấp là Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự ký thừa lệnh đối với văn bản tố tụng thuộc thẩm quyền của mình, trừ văn bản quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự và Cáo trạng. Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký Cáo trạng.

      Trường hợp Vụ trưởng vắng mặt mà phát sinh văn bản cần ký ngay, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định phân công Kiểm sát viên cao cấp là Phó Vụ trưởng được giao phụ trách việc giải quyết vụ án, vụ việc ký quyết định tố tụng đối với vụ án, vụ việc đó.

      Các văn bản tố tụng Kiểm sát viên được phân công ký thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo Phụ lục A ban hành kèm theo Quy chế này. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ký các văn bản được phân công; sau khi ký văn bản, Kiểm sát viên phải gửi cho lãnh đạo Viện để theo dõi, chỉ đạo. Khi ký các văn bản tố tụng được phân công, Kiểm sát viên phải ghi thừa lệnh Viện trưởng, cụ thể như sau:

      TL.VIỆN TRƯỞNG

      KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

      (hoặc KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP)

      Chữ ký

      (Ghi rõ họ và tên)

      Nguồn: Internet

      Việc phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý giải quyết vụ án, vụ việc được quy định như thế nào?

      Tại Điều 7 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020' onclick="vbclick('6B88B', '383972');" target='_blank'>Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về việc phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý giải quyết vụ án, vụ việc như sau:

      1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ra quyết định phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án, vụ việc. Tùy theo tính chất của vụ án, vụ việc, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có thể phân công một hoặc nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cùng giải quyết vụ án, vụ việc.

      Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành tố tụng đối với vụ án, vụ việc thì Viện trưởng Viện kiểm sát có văn bản thông báo gửi cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra.

      2. Trường hợp vụ án, vụ việc có nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cùng tham gia giải quyết thì trong quyết định phân công phải ghi rõ phân công Kiểm sát viên thụ lý chính. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Kiểm sát viên thụ lý chính là Kiểm sát viên cao cấp trở lên; tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Kiểm sát viên thụ lý chính là Kiểm sát viên trung cấp trở lên; tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Kiểm sát viên thụ lý chính là Kiểm sát viên sơ cấp trở lên.

      Kiểm sát viên thụ lý chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ án, vụ việc.

      3. Trường hợp vụ án, vụ việc có cả Kiểm sát viên và Kiểm tra viên tham gia giải quyết thì Kiểm tra viên giúp việc cho Kiểm sát viên và tuân theo sự phân công, chỉ đạo nghiệp vụ của Kiểm sát viên. Các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kiểm sát viên thụ lý chính. Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo nghiệp vụ của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

      Kiểm sát việc dùng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

      Tại Điều 10 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020' onclick="vbclick('6B88B', '383972');" target='_blank'>Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về kiểm sát việc dùng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự như sau:

      1. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ hành vi, tài liệu tố tụng, bảo đảm nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự.

      2. Trường hợp tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt hoặc người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc người tham gia tố tụng có khuyết tật nghe, nói, nhìn thì Kiểm sát viên chủ động yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu cử người dịch thuật, người phiên dịch tham gia tố tụng.

      Việc phiên dịch phải lập biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn