Đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/05/2022

Đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hay không? Mở tài khoản ngân hàng để quản lý, thanh toán, trả lại tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn thừa cho đương sự được quy định như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã tư vấn. 

 

    • Đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không?

      Tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của đương sự như sau:

      Đương sự quy định tại Điều 152 của Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 353 của Luật tố tụng hành chính phải nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng quy định tại khoản 3 Điều 3 và Điều 13 của Thông tư liên tịch này.

      Mở tài khoản ngân hàng để quản lý, thanh toán, trả lại tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn thừa cho đương sự được quy định như thế nào?

      Tại Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về mở tài khoản ngân hàng để quản lý, thanh toán, trả lại tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn thừa cho đương sự như sau:

      1. Tòa án cấp sơ thẩm mở một tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại nơi Tòa án có trụ sở để quản lý, thanh toán, trả lại tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn thừa cho đương sự.

      2. Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm có thể lập văn bản ủy quyền thường xuyên cho các Thẩm phán thay mặt chủ tài khoản ký văn bản, chứng từ giao dịch với ngân hàng liên quan đến khoản tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

      3. Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho ngân hàng nơi Tòa án mở tài khoản về việc chấm dứt ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 Điều này khi Thẩm phán đó được điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, bị cách chức theo quy định của pháp luật và các trường hợp khác mà Chánh án Tòa án xét thấy cần thiết.

      4. Tòa án cấp phúc thẩm mở tài khoản ngân hàng, ủy quyền, chấm dứt ủy quyền cho Thẩm phán ký văn bản, giấy tờ, chứng từ giao dịch với ngân hàng theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn