Chuyển giao việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/11/2019

Em được biết là giữa Việt Nam và Lào có giao kết quy định chung về lĩnh vực tương trợ tư pháp. Vậy, anh chị cho tôi hỏi: Chuyển giao việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định thế nào? Vì tôi được chỉ định giám hộ bé Lam ở Việt Nam nhưng tôi công tác bên Lào nên tôi không có điều kiện giám hộ cho bé nên tôi muốn chuyển giao quyền giám hộ này cho cô của bé.

    • Chuyển giao việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định tại Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN' onclick="vbclick('C301', '310119');" target='_blank'>Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau:

      1. Cơ quan có thẩm quyền trong việc cử người giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự của Nước ký kết mà người được giám hộ là công dân có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc cử người giám hộ của Nước ký kết kia cử và áp dụng các biện pháp tạm thời, nếu người được giám hộ đó đang cư trú trên lãnh thổ của nước đó. Cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho cơ quan yêu cầu biết về việc cử người giám hộ và áp dụng các biện pháp tạm thời nói trên.

      2. Nếu người được giám hộ là công dân của Nước ký kết này nhưng cư trú thường xuyên trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, thì cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết kia tiếp tục thực hiện việc cử người giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự nói trên.

      3. Việc chuyển giao và nhận giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nhận việc giám hộ nói trên.

      4. Cơ quan tiếp nhận việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự tiếp tục thực hiện việc giám hộ nói trên theo pháp luật của nước mình, nhưng cơ quan tiếp nhận việc giám hộ đó không có quyền quyết định về các vấn đề liên quan tới quy chế nhân thân của người được giám hộ.

      Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn