Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/11/2016

Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào? Bạn đọc Tuyết Hoa, địa chỉ mail hoatuyết****@gmail.com hỏi: Em làm việc tại trạm y tế xã. Hiện nay chỗ em đang có nguy cơ bùng nổ dịch nhiệt đới, chủ yếu là sốt xuất huyết nên các yêu cầu về cách ly y tế là rất quan trọng. Em muốn hỏi: Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!

    • Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, theo đó:

      1. Biện pháp ngăn chặn tạm thời được áp dụng trong thời gian chờ quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 2 Nghị định này.

      2. Các biện pháp ngăn chặn tạm thời gồm:

      a) Bắt buộc áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm;

      b) Hạn chế giao tiếp của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế với môi trường và cộng đồng xung quanh.

      3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn:

      a) Trạm trưởng Trạm Y tế xã đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;

      b) Trưởng khoa, phòng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang khám bệnh, chữa bệnh;

      c) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đối với đối tượng thuộc quy định khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này;

      d) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

      4. Thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn:

      a) Không quá 03 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;

      b) Không quá 01 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định này;

      c) Không quá 06 giờ đối với đối tượng thuộc quy định Điều 6 Nghị định này.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế, được quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn