Những loại bệnh ung thư nào không cần phải xin giấy chuyển tuyến năm 2025?
Những loại bệnh ung thư nào không cần phải xin giấy chuyển tuyến năm 2025?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định danh mục 62 bệnh thuộc danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo có thể đến thẳng cơ sở y tế chuyên sâu để điều trị không cần phải xin giấy chuyển tuyến như trước đây mà vẫn được BHYT thanh toán 100% mức hưởng theo quy định.
Theo danh mục, có 10 bệnh, nhóm bệnh lý ung thư được hưởng quyền lợi chuyển viện không cần xin giấy chuyển tuyến gồm:
STT | Tên bệnh, nhóm bệnh | Mã ICD-10 | Tình trạng, điều kiện |
1 | U ác tụy | C25 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
2 | U ác tuyến ức | C37 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
3 | U ác của tim, trung thất và màng phổi | C38 (trừ mã C38.4) | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
4 | U ác của xương và sụn khớp ở vị trí khác và không xác định | C41 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
5 | U ác của mãng não | C70 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
6 | U ác của não | C71 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
7 | U ác của tủy sống, dây thần kinh sọ và các phần khác của hệ thần kinh trung ương | C72 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
8 | U ác thứ phát của não và màng não | C79.3 | Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh. |
9 | Nhóm u ác tính | Từ C00 đến C97 | Có đủ 02 điều kiện sau đây: - Người dưới 18 tuổi. - Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu. |
10 | U ác của hệ lympho, hệ tạo máu và các mô liên quan | Từ C81 đến C86 và từ C90 đến C96 (trừ mã C83.5) | Không áp dụng đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhưng không có chỉ định điều trị đặc hiệu. |
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025 như sau:
- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Những loại bệnh ung thư nào không cần phải xin giấy chuyển tuyến năm 2025? (Hình từ Internet)
Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi điểm a khoản 35 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định đổi thẻ bảo hiểm y tế:
Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong các trường hợp sau:
- Rách, nát hoặc hỏng
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
- Thông tin ghi trong thẻ không đúng