Không tham gia khóa đào tạo liên tục trong 02 năm có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/05/2019

Xin chào, Ban biên tập cho tôi hỏi về việc tôi đã có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được 01 năm và tôi mới biết việc phải tham gia khóa đào tạo liên tục trong vòng 02 năm nếu không sẽ bị thu hồi chứng chỉ. Nhưng hiện tại tôi chuẩn bị đi học hệ sau đại học. Vậy tôi có cần phài tham gia khóa đào tạo liên tục nữa không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

    • Căn cứ Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 ' onclick="vbclick('1819A', '292840');" target='_blank'>Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề như sau:

      a) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

      b) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;

      c) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

      d) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;

      đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

      e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;

      g) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.

      Như vậy, việc người hành nghề không cập nhật kiến thức trong 02 năm liên tiếp có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.

      Căn cứ Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BYT quy định về hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi:

      1. Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.

      2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.

      3. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).

      4. Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.

      5. Hình thức đào tạo liên tục quy định tại Khoản 1 Điều này phải có chương trình và tài liệu đào tạo được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 8 Thông tư này

      Đồng thời căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BYT quy định như sau:

      - Thông tư này không áp dụng cho các khóa đào tạo để nhận văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các loại hình đào tạo đặc thù của ngành y tế: chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú.

      Như vậy, với hình thức đào tạo sau đại học tại hệ thống giáo dục quốc dân không được tính vào hình thức đào tạo liên tục. Do đó, trong quá trình đi học sau đai học, bạn nên tham gia các khóa đào tạo liên tục được quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BYT.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn