Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh

Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh quy định như thế nào? Cơ quan thực hiện việc hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh được quy định như thế nào? Tôi có nhu cầu tìm hiểu vấn đề trên, mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh ban hành kèm theo Quyết định 1807/QĐ-BYT năm 2020 quy định việc hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh quy định như sau:

Cơ quan quản lý

Sở Y tế (Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình) quản lý, chỉ đạo và điều phối, giám sát và kiểm tra toàn bộ hoạt động của chương trình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh trong phạm vi tỉnh, thành phố.

Cơ quan thực hiện việc hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh được quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh ban hành kèm theo Quyết định trên quy định các cơ quan thực hiện việc hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến tỉnh bao gồm:

Bệnh viện Phụ sản hoặc bệnh viện Sản nhi tỉnh, thành phố; cơ sở sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tỉnh, thành phố; khoa Sản bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố hoặc khu vực; trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố; các bệnh viện chuyên khoa, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan có nhiệm vụ:

a) Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh trong phạm vi tỉnh;

b) Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh;

c) Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (siêu âm, sinh hóa) phát hiện các trường hợp nghi ngờ để chuyển tuyến trên. Trong trường hợp có chẩn đoán xác định (như thai vô sọ, não úng thủy nặng, thoát vị thần kinh…), xử trí theo quy định về phân tuyến kỹ thuật;

d) Thực hiện lấy mẫu máu của trẻ sơ sinh để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nội tiết, di truyền;

đ) Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới;

e) Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm, hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục dược liệu độc làm thuốc áp dụng từ ngày 10/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh không hoạt động bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh có thời hạn bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
lawnet.vn
Bác sĩ không hành nghề bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hành nghề? Thời gian thực hành cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với bác sĩ là bao lâu?
lawnet.vn
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế? Những khoản chi phí khám bệnh nào sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;