Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh mới nhất năm 2024?

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định cấp lại giấy phép hành nghề:

Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
[...]

Như vậy, giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp sau:

[1] Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng

[2] Thay đổi thông tin cơ bản trong giấy phép hành nghề: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài

[3] Có sai sót thông tin cơ bản trong nội dung của giấy phép hành nghề:

- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài

- Chức danh chuyên môn

- Phạm vi hành nghề

- Thời hạn của giấy phép hành nghề

[4] Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ

[5] Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền

[6] Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được khám chữa bệnh mà không cần giấy phép hành nghề?

Căn cứ Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
[...]

Theo quy định trên, đối tượng được hành nghề khám chữa bệnh mà không cần giấy phép hành nghề bao gồm:

- Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề

- Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định

- Người sau đây tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép hành nghề:

+ Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam

+ Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề

+ Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề.

- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Các đối tượng trên khi khám chữa bệnh vẫn phải đảm bảo hai điều kiện sau:

- Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh mới nhất năm 2024?

Tại Mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh như sau:

Tải về mẫu đơn tại đây: Tải về

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;