Đối tượng nào phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm? Các hoạt động nào đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm?

Đối tượng nào phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm? Các hoạt động nào đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm?

Đối tượng nào phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm?

Căn cứ Điều 49 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm như sau:

Đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm

1. Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao.

2. Thực phẩm có kết quả lấy mẫu để giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao.

3. Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.

4. Thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân tích nguy cơ theo yêu cầu quản lý.

Theo quy định trên, có 04 đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, bao gồm:

[1] Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao.

[2] Thực phẩm có kết quả lấy mẫu để giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao.

[3] Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.

[4] Thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân tích nguy cơ theo yêu cầu quản lý.

Đối tượng nào phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm? Các hoạt động nào đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)

Các hoạt động nào đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm?

Căn cứ Điều 50 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định hoạt động phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm như sau:

Hoạt động phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm

1. Việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động về đánh giá, quản lý và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

2. Việc đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Điều tra, xét nghiệm xác định các mối nguy đối với an toàn thực phẩm thuộc các nhóm tác nhân về vi sinh, hoá học và vật lý;

b) Xác định nguy cơ của các mối nguy đối với an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các mối nguy đối với sức khoẻ cộng đồng.

3. Việc quản lý nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ an toàn thực phẩm trong từng công đoạn của chuỗi cung cấp thực phẩm;

b) Kiểm soát, phối hợp nhằm hạn chế nguy cơ đối với an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác.

4. Việc truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Cung cấp thông tin về các biện pháp phòng tránh khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm do thực phẩm mất an toàn gây ra nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm;

b) Thông báo, dự báo nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm.

Theo quy định trên, các hoạt động đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Điều tra, xét nghiệm xác định các mối nguy đối với an toàn thực phẩm thuộc các nhóm tác nhân về vi sinh, hoá học và vật lý;

- Xác định nguy cơ của các mối nguy đối với an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các mối nguy đối với sức khoẻ cộng đồng.

Bên cạnh đó, việc quản lý nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động như sau:

- Thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ an toàn thực phẩm trong từng công đoạn của chuỗi cung cấp thực phẩm;

- Kiểm soát, phối hợp nhằm hạn chế nguy cơ đối với an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác.

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm?

Căn cứ Điều 51 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm như sau:

Trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương tổ chức việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này.

Theo quy định trên, các cơ quan sau có trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý:

- Bộ Y tế,

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Bộ Công thương

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Bác sĩ không hành nghề bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hành nghề? Thời gian thực hành cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với bác sĩ là bao lâu?
lawnet.vn
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế? Những khoản chi phí khám bệnh nào sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả?
lawnet.vn
Chính thức đã có Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2025?
lawnet.vn
Bệnh bạch hầu là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Bệnh lao là gì? Người nghi mắc bệnh lao có biểu hiện gì?
lawnet.vn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
lawnet.vn
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Có được mua bán chất độc xyanua không? Giết người bằng chất độc xyanua thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
lawnet.vn
Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;