Có được bán rượu bia tại căn tin của bệnh viện? Có được uống rượu bia tại bệnh viện?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/11/2022

Có được bán rượu bia tại căn tin của bệnh viện? Có được uống rượu bia tại bệnh viện? Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi em đang bán hàng tại căn tin của một bệnh viên đa khoa cấp tỉnh, thời gian vừa qua có khá nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến hỏi có bán bia hay không? Em cũng có mong muốn nhập bia về bán theo nhu cầu. Anh chị cho em hỏi căn tin bệnh viện có được phép bán rượu bia hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • 1. Có được bán rượu bia tại căn tin của bệnh viện?

      Tại Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019' onclick="vbclick('522EC', '381247');" target='_blank'>Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định về địa điểm không bán rượu, bia như sau:

      1. Cơ sở y tế.

      2. Cơ sở giáo dục.

      3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

      4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

      5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

      6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

      Theo đó, bệnh viện được xem là cơ sở y tế. Chính vì vậy, căn tin trong bệnh viện không được phép bán rượu bia theo quy định.

      2. Có được uống rượu bia tại bệnh viện?

      Tại Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019' onclick="vbclick('522EC', '381247');" target='_blank'>Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định những địa điểm không được uống rượu bia như sau:

      1. Cơ sở y tế.

      2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

      3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

      4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

      5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

      6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

      7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

      Tại Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFE', '381247');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP có quy định về Địa điểm công cộng không được uống rượu, bia như sau:

      Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:

      1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

      2. Nhà chờ xe buýt.

      3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cho phép uống rượu, bia tại bệnh viện.

      3. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định như thế nào?

      Tại Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019' onclick="vbclick('522EC', '381247');" target='_blank'>Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định về tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

      1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:

      a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;

      b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

      2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:

      a) Người thường xuyên uống rượu, bia;

      b) Người nghiện rượu, bia;

      c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;

      d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

      đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

      3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.

      4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.

      5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

      Như vậy, việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ được thực hiện theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn