37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025?

37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025? Cơ sở khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh khi nào?

37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025?

Căn cứ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định 37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025 bao gồm:

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

Mã ICD-10

Tình trạng, điều kiện

1.

Nhiễm nấm chromoblastomycosa (nấm màu) và áp xe do phaeomyces

B43


2.

Các thiếu máu tan máu di truyền khác

D58


3.

Suy tủy xương và các bệnh thiếu máu khác

Từ D62 đến D64


4.

Đông máu nội mạch rải rác (hội chứng tiêu fibrin)

D65


5.

Ban xuất huyết và các tình trạng xuất huyết khác

D69

Mạn tính, kéo dài

6.

Hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng

D76.2


7.

Rối loạn thượng thận sinh dục

E25


8.

Các rối loạn khác của tuyến thượng thận

E27


9.

Rối loạn chuyển hóa sắt

E83.1


10.

Bệnh lý võng mạc tăng sinh khác

H35.2


11.

Thoái hóa hoàng điểm và cực sau

H35.3


12.

Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường (E10-E14 với ký tự thứ tư chung là .3)

H36.0*

Đái tháo đường tăng sinh.

13.

Bệnh lý tăng huyết áp

I10

Có chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp hoặc giai đoạn nặng hoặc có từ 02 biến chứng.

14.

Hen [suyễn]

J45


15.

Cơn hen ác tính

J46


16.

Viêm loét đại tràng chảy máu

K51

Bệnh lý tự miễn.

17.

Viêm da dạng herpes

L13.0


18.

Vảy nến

L40


19.

Á vảy nến

L41


20.

Lupus ban đỏ

L93


21.

Viêm mao mạch ở da, chưa phân loại ở phần khác

L95


22.

Viêm khớp dạng thấp có tổn thương các tạng liên quan

M05.3†


23.

Thoái hóa khớp háng

M16

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

24.

Thoái hóa khớp gối

M17

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

25.

Thoái hóa khớp cổ - bàn ngón tay cái

M18

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

26.

Viêm da cơ

M33


27.

Xơ cứng toàn thể

M34


28.

Bệnh trượt đốt sống

M43.1


29.

Thoái hóa cột sống

M47

Giai đoạn 3, giai đoạn 4

30.

Loãng xương do kém hấp thu sau phẫu thuật có kèm gãy xương bệnh lý

M80.3


31.

Loãng xương do dùng thuốc có kèm gãy xương bệnh lý

M80.4


32.

Loãng xương tự phát có kèm gãy xương bệnh lý

M80.5


33.

Hội chứng viêm cầu thận mạn

N03


34.

Suy thận mãn tính

N18


35.

Dị tật bẩm sinh khác về da

Q82


36.

Hội chứng Prader Willi

Q87.11 (Áp mã theo ICD- 10 của WHO cập nhật năm 2021)


37.

Các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT này từ STT số 01 đến STT số 105.

Theo mã ICD-10 tại Phụ lục II

Không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

- Người bệnh đã được điều trị ổn định hoặc không có chỉ định điều trị đặc hiệu.

- Bệnh thuộc tình trạng cấp cứu, cấp tính.

Ghi chú: Trong 37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025:

1. Các mã bệnh có 03 ký tự bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự. Ví dụ: Mã B43 bao gồm các mã B43.0, B43.1, B43.2, B43.8, B43.9

2. Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.

37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025?

37 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm 2025? (Hình từ Internet)

Cơ sở khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh khi nào?

Căn cứ Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 59. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
[...]

Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:

- Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu.

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Có các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào?

Căn cứ Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Bệnh viện

- Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

- Nhà hộ sinh

- Phòng khám

- Phòng chẩn trị y học cổ truyền

- Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng

- Trạm y tế

- Cơ sở cấp cứu ngoại viện

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình

- Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;