Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào?

Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào? Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định thế nào? Trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?

Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn.

1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào?

Tại Điều 9 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

1. Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật Tài nguyên nước đối với các đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố như; Lưu lượng khai thác sử dụng đã được cấp phép; Chất lượng nguồn nước sinh hoạt khai thác đầu vào theo quy chuẩn quốc gia hiện hành về nước mặt/ nước dưới đất; lưu lượng và chất lượng nước thải xả thải đã được cấp phép; chất lượng nguồn tiếp nhận (đối với xả thải trực tiếp ra lưu vực sông); các cam kết, trách nhiệm của đơn vị sản xuất nước sạch phải thực hiện trong quá trình cấp phép (thiết bị đo lưu lượng, quan trắc định kỳ, quan trắc tự động online thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác, xả nước thải,...).

Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về nước sạch theo quy định.

2. Tiếp nhận thông tin về chất lượng nước từ hệ thống cấp nước của các đơn vị cấp nước; chia sẻ thông tin liên quan đến công tác giám sát tự động online chất lượng nước cho các Sở ngành, các đơn vị cấp nước để khắc phục, xử lý theo quy định những chỉ tiêu chất lượng nước không đảm bảo quy chuẩn; đảm bảo tính chính xác, kịp thời và an ninh thông tin về dữ liệu giám sát chất lượng hệ thống cấp nước sạch theo quy định.

3. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát chất lượng nước thô đầu vào (nước mặt, nước dưới đất) định kỳ, đột xuất của các đơn vị cung cấp nước trên địa bàn Thành phố.

4. Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch.

5. Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố tham mưu UBND Thành phố làm việc với Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành phố trong quá trình điều tiết, kiểm soát chất lượng nguồn nước có tính chất liên tỉnh.

6. Xác định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình UBND Thành phố phê duyệt; Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên địa bàn thành phố.

7. Xây dựng phân vùng xả thải đối với các lưu vực, các sông là nguồn cung cấp đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nước sạch trên địa bàn Thành phố.

8. Lập danh mục các đơn vị cung cấp nước sạch phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động và hệ thống camera an ninh để cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

9. Đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các đơn vị cung cấp nước sạch nghiêm túc thực hiện khoanh định vùng bảo hộ vệ sinh và lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động.

10. Giám sát, theo dõi, phát hiện và tham gia ứng phó, khắc phục, giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền.

11. Tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng nước ngầm, xây dựng lộ trình giảm dần khai thác nước ngầm.

2. Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định thế nào?

Tại Điều 10 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về cấp nước, chất lượng nước sạch đầu ra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về cấp nước sạch.

2. Chủ trì, phối hợp đôn đốc các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ triển khai công tác khắc phục sự cố (bao gồm hệ thống và chất lượng), đảm bảo cấp nước đáp ứng yêu cầu trong thời gian sớm nhất phục vụ sinh hoạt cho người dân khi có sự cố xảy ra.

3. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận thông tin về chất lượng nước của các đơn vị, hệ thống cấp nước trên địa bàn Thành phố để yêu cầu các đơn vị cấp nước phối hợp điều tiết nguồn cấp giữa các đơn vị.

4. Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố kiểm tra, giám sát công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố do các Công ty cấp nước được giao quản lý theo quy định.

5. Tổ chức kiểm tra, giám sát đinh kỳ hoặc khi có sự cố liên quan đến an toàn hệ thống cấp nước và dịch vụ cấp nước.

6. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất trên địa bàn Thành phố do Sở Xây dựng thực hiện.

7. Phối hợp với Sở Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch trong các cụm công nghiệp.

3. Trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?

Tại Điều 11 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

1. Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đinh kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định.

2. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc kiểm tra, giám sát vệ sinh, chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định.

3. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế.

4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn Thành phố.

5. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thông báo kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện có liên quan.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường theo Thông tư 06/2024/TT-BTNMT?
lawnet.vn
Cơ chế bán điện trực tiếp theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP?
lawnet.vn
Mẫu 02/TAIN tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo Thông tư 80?
lawnet.vn
Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Các trường hợp nào được miễn giảm thuế tài nguyên năm 2024?
lawnet.vn
Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
lawnet.vn
Ban hành Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về Quỹ phát triển đất?
lawnet.vn
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;