Kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn thiên tai, dịch bệnh như thế nào?

Theo quy định thì việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn thiên tai, dịch bệnh thế nào? Thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được quy định ra sao?

Kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn thiên tai, dịch bệnh thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định về việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện như sau:

Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức được thực hiện theo các phương thức như sau:

1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ Nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.

2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi, vận động tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động Chữ thập đỏ.

3. Các cơ quan thông tin đại chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của pháp luật.

4. Các quỹ từ thiện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động.

5. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

6. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn thiên tai, dịch bệnh

Điều 8 Nghị định này có quy định về thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện như sa:

1. Cuộc vận động được phát động ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân.

2. Tùy theo diễn biến, yêu cầu thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động đóng góp tự nguyện quy định tại Điều 6 Nghị định này quyết định thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp). Trường hợp cần thiết, Ban Vận động từ cấp tỉnh trở lên có thể quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

3. Thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp), kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất rừng sản xuất là gì? Thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 3 Cuộc thi Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường từ ngày 10/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Xuân Phân 2025 là ngày nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường từ ngày 01/03/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ ngày 25/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 18/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 08 tháng 1 là ngày gì? Khu vực nào cấm hoạt động khoáng sản?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;