Giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn có được tiếp tục sử dụng khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/12/2022

Giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn có được tiếp tục sử dụng khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực? Xin cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của tỉnh thì mất bao lâu? Giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Xin chào ban biên tập, cơ sở sản xuất kinh doanh của tôi trước khi đi vào hoạt động đã xin giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn vào năm 2019, nay chúng tôi được biết Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đã có hiệu lực thì không biết chúng tôi có phải đổi sang giấy phép môi trường không hay giấy phép môi trường thành phần cấp trước đó vẫn được tiếp tục sử dụng? Nếu phải đổi sang xin giấy phép môi trường của tỉnh thì có tốn thời gian không? Xin được giải đáp.

    • 1. Giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn có được tiếp tục sử dụng khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020' onclick="vbclick('6942B', '383498');" target='_blank'>Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường như sau:

      2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

      a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

      b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;

      c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

      d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

      Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh đã được cấp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn thì khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, giấy phép môi trường thành phần vẫn được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm. Trường hợp giấy phép môi trường thành phần có thời hạn thì sẽ được tiếp tục đến khi hết thời hạn.

      2. Xin cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của tỉnh thì mất bao lâu?

      Theo Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020' onclick="vbclick('6942B', '383498');" target='_blank'>Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:

      4. Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

      a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

      b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

      c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

      Theo đó, cơ sở kinh doanh anh/chị xin cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sẽ được cấp giấy phép môi trường trong thời hạn không quá 30 ngày tính từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

      3. Giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp nào?

      Tại Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020' onclick="vbclick('6942B', '383498');" target='_blank'>Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường như sau:

      1. Giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật này nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép.

      2. Giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

      b) Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.

      3. Giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

      a) Giấy phép hết hạn;

      b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

      4. Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

      5. Giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

      a) Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;

      b) Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.

      6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Như vậy, giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp được quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn