Chính thức có Thông tư mới quy định sửa đổi công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy?
Đã có Thông tư mới quy định sửa đổi công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy hay chưa? Việc kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an được thực hiện như thế nào?
Chính thức có Thông tư mới quy định sửa đổi công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy?
Ngày 10/7/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 32/2024/TT-BCA quy định sửa đổi Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn luật phòng cháy và chữa cháy và luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật phòng cháy và chữa cháy và luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Thông tư 08/2018/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, Thông tư 32/2024/TT-BCA đã sửa đổi một số nội dung như:
- Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy
- Thời hạn thực tập phương án chữa cháy
- Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
- Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
....và một số nội dung quan trọng khác.
Thông tư 32/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 24/8/2024
Chính thức có Thông tư mới quy định sửa đổi công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy theo quy định mới nhất 2024 có gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA quy định hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy như sau:
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, gồm:
- Quyết định ban hành nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp;
- Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành đối với trường hợp phải thành lập theo quy định;
- Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
- Phương án chữa cháy cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy cơ sở;
- Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP;
Văn bản kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản vi phạm, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
Báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
- Báo cáo kết quả kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP;
- Báo cáo vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn (nếu có); thông báo kết quả xác minh, giải quyết vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP;
- Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có).
Việc kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BCA sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BCA quy định kiểm tra điều kiện đảm bào an toàn về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an như sau:
Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cơ quan Công an thực hiện việc kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
2. Việc kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở được kết hợp với kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, cơ quan Công an thực hiện việc kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo quy định có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn và các điều kiện, biện pháp, phương án chữa cháy trong đó có tình huống sự cố, tai nạn phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
Xem thêm danh sách bài cập nhật mới nhất: >>
Mẫu giảm thuế giá trị gia tăng mới nhất theo Nghị quyết 142/2024/QH15?
Nhận thừa kế quyền sử dụng đất có được thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất không?
Bảng lương giáo viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?