Báo cháy giả bị phạt hành chính bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Báo cháy giả bị phạt hành chính bao nhiêu? Người phát hiện cháy phải báo cháy cho các cơ quan, đơn vị nào?- Câu hỏi của anh Võ (Hà Nội).

Báo cháy giả bị phạt hành chính bao nhiêu?

Tại Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi báo cháy giả như sau:

Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;

b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

...

Như vậy, người có hành vi báo cháy giả sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì sẽ có mức phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Báo cháy giả bị phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Người phát hiện cháy phải báo cháy cho các cơ quan, đơn vị nào?

Tại Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:

Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;

b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;

c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.

2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.

3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.

4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, người phát hiện cháy phải báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau:

- Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;

- Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;

- Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.

Thông tin báo cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Tại Điều 32 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định về thông tin báo cháy và chữa cháy như sau:

- Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.

- Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114.

Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá truyền tải điện đến hết ngày 31/12/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 35/2024/TT-BTNMT về Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Điện lực 2024 áp dụng từ ngày 01/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Địa chất và khoáng sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
3 trường hợp bị đình chỉ do không đảm bảo phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ ngày 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;