02 công trình phải công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt từ ngày 01/7/2024?

Công trình nào phải công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt từ ngày 01/7/2024? Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập được quy định như thế nào?

02 công trình phải công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt từ ngày 01/7/2024?

Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Theo đó, tại Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có quy định 02 công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt bao gồm:

(1) Công trình khai thác nước mặt có quy mô trên 100 m3/ngày đêm.

(2) Công trình khai thác nước dưới đất có quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

02 công trình phải công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt từ ngày 01/7/2024?

Nguyên tắc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là gì?

Tại Điều 8 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có quy định nguyên tắc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là:

- Đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước.

- Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

- Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập được quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có quy định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt như sau:

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt

1. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, mương, rạch để cấp cho sinh hoạt là vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình (bao gồm cả phần phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch mà công trình đó khai thác), được quy định như sau:

a) Trường hợp công trình khai thác nước có quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; không nhỏ hơn 800 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du;

b) Trường hợp công trình khai thác nước có quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 1.500 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.

2. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và được quy định như sau:

a) Không nhỏ hơn 1.500 m từ vị trí khai thác nước đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa, đập dâng trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa, phạm vi bảo vệ đập;

b) Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập được quy định như sau:

(1) Không nhỏ hơn 1.500 m từ vị trí khai thác nước đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa, đập dâng trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa, phạm vi bảo vệ đập;

(2) Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định tại (1).

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường theo Thông tư 06/2024/TT-BTNMT?
lawnet.vn
Cơ chế bán điện trực tiếp theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP?
lawnet.vn
Mẫu 02/TAIN tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo Thông tư 80?
lawnet.vn
Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Các trường hợp nào được miễn giảm thuế tài nguyên năm 2024?
lawnet.vn
Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
lawnet.vn
Ban hành Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về Quỹ phát triển đất?
lawnet.vn
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
lawnet.vn
Chính thức có Thông tư mới quy định sửa đổi công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy?
lawnet.vn
Mẫu 06/MGTH văn bản đề nghị miễn thuế tài nguyên theo Thông tư 80?
lawnet.vn
Có được mua bán chất độc xyanua không? Giết người bằng chất độc xyanua thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;