Quy định về đối tượng được đào tạo về an toàn thông tin

Quy định về đối tượng được đào tạo về an toàn thông tin. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin lấy từ đâu?

Quy định về đối tượng được đào tạo về an toàn thông tin

Căn cứ Điều 2 Thông tư 95/2021/TT-BTC quy định về đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin như sau:

Đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin cho các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin lấy từ đâu?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 95/2021/TT-BTC về nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng như sau:

1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với đội ngũ nhân lực an toàn thông tin và công nghệ thông tin của các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức được bảo đảm từ nguồn ngân sách trung ương, bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với người lao động trong các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được bảo đảm từ kinh phí của tổ chức, đơn vị đó.

4. Khuyến khích việc huy động từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để triển khai Đề án này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp hằng tháng của quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/11/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi trong nước là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê nhà là tài sản công không dùng để ở áp dụng từ ngày 15/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào được miễn tiền sử dụng đất? Người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất có cần phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất không?
lawnet.vn
Mẫu số C1-02/NS giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước? Hạn nộp thuế qua giao dịch điện tử là ngày nào?
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nghị định 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;