Hồ sơ thành lập trung tâm từ thiện bao gồm các giấy tờ tài liệu gì và thủ tục thành lập trung tâm tư thiện thực hiện thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/12/2022

Hồ sơ thành lập trung tâm từ thiện bao gồm các giấy tờ tài liệu gì và thủ tục thành lập trung tâm tư thiện thực hiện thế nào? Trong điều lệ quỹ từ thiện phải đảm bảo có những nội dung nào? Ai có thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ từ thiện?

Sắp tới tôi muốn mở trung tâm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi về hồ sơ thủ tục để mở trung tâm từ thiện cần những gì vậy? Ai có thẩm quyền thành lập trung tâm từ thiện này?

Hỗ trợ giúp tôi vấn đề này, xin cảm ơn!

    • Hồ sơ thành lập trung tâm từ thiện bao gồm các giấy tờ tài liệu gì và thủ tục thành lập trung tâm tư thiện thực hiện thế nào?

      Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không tìm thấy quy định về "thành lập trung tâm từ thiện".

      Bên cạnh đó thì xin gửi anh/chị nội dung tham khảo tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Trước tiên theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP có giải thích như sau:

      Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

      Theo Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập quỹ từ thiện như sau:

      Hồ sơ thành lập quỹ

      1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.

      2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:

      a) Đơn đề nghị thành lập quỹ;

      b) Dự thảo điều lệ quỹ;

      c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

      d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

      đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

      e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

      Như vậy, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ thành lập quỹ từ thiện bao gồm các giấy tờ sau đây:

      - Đơn đề nghị thành lập quỹ;

      - Dự thảo điều lệ quỹ;

      - Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP;

      - Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

      Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

      - Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

      - Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

      Trong điều lệ quỹ từ thiện phải đảm bảo có những nội dung nào?

      Tại Điều 16 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định:

      Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ

      1. Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website (nếu có) của quỹ.

      2. Mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của quỹ.

      3. Thông tin về sáng lập viên của quỹ.

      4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quỹ.

      5. Đại diện theo pháp luật của quỹ; tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ, Ban Kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạo khác.

      6. Nguyên tắc vận động quyên góp; vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.

      7. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ.

      8. Trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ.

      9. Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và xử lý vi phạm trong hoạt động của quỹ.

      10. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên và giải thể quỹ.

      11. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ.

      12. Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.

      Ai có thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ từ thiện?

      Về thẩm quyền giải quyết của thủ tục về quỹ từ thiện hiện nay được quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '384522');" target='_blank'>Nghị định 93/2019/NĐ-CP:

      Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ

      1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:

      a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;

      b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.

      2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

      a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

      b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.

      Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ từ thiện.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn