Hình thức công khai về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị
Một trong các hoạt động nhằm mục địch phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị. Vậy trong trường hợp này thì phải công khai, minh bạch thông qua các hình thức nào?
Ngày 20/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định tại Điều 11 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019) thì hình thức công khai về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị được quy định cụ thể như sau:
Hình thức công khai bao gồm:
- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;
- Tổ chức họp báo;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Lưu ý: Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 11 Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại Điểm a và Điểm h Khoản 1 Điều 11 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!