Hiện nay có mấy hình thức đấu giá? Khi nào được xem là đấu giá không thành?
Hiện nay có mấy hình thức đấu giá? Khi nào được xem là đấu giá không thành? Ai không được đăng ký tham gia đấu giá?
Hiện nay có mấy hình thức đấu giá?
Tại Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá như sau:
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
d) Đấu giá trực tuyến.
2. Phương thức đấu giá bao gồm:
a) Phương thức trả giá lên;
b) Phương thức đặt giá xuống.
3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, có 4 hình thức đấu giá bao gồm:
- Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
- Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
- Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
- Đấu giá trực tuyến.
Hiện nay có mấy hình thức đấu giá? Khi nào được xem là đấu giá không thành? (Hình từ Internet)
Khi nào được xem là đấu giá không thành?
Tại Điều 52 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định về đấu giá không thành như sau:
Đấu giá không thành
1. Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:
a) Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
b) Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
c) Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
d) Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
đ) Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp;
e) Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
g) Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc đấu giá không thành, tổ chức đấu giá tài sản trả lại tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Việc xử lý tài sản đấu giá không thành được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc đấu giá lại theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản.
Như vậy, cuộc đấu giá được xem là không thành là khi:
- Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
- Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
- Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
- Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá;
- Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận mà không có người trả giá tiếp;
- Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá;
- Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 Luật Đấu giá tài sản 2016.
Ai không được đăng ký tham gia đấu giá?
Tại khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định người không được đăng ký tham gia đấu giá bao gồm:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
- Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Xem thêm các bài viết xuất bản mới nhất: >>>
Có thể bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu kể từ ngày 01/8/2024?
Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 là khi nào?
Khi nào giao dịch dân sự bị vô hiệu? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?