Sao chép đĩa ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý bị xử phạt như nào?

Sao chép đĩa ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý bị xử phạt như nào? Đăng bản sao chép video ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý như thế nào? Tôi sao chép và đăng video ca nhạc từ đĩa lên mạng nhưng không xin phép nhà sản xuất thì bị phạt như thế nào?

Sao chép đĩa ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý bị xử phạt như nào?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, thay thế bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Theo đó, hành vi sao chép video ca nhạc từ đĩa mà không được chủ sở hữu quyền nhà sản xuất đồng ý sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo như quy định trên.

Đăng bản sao chép video ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, thay thế bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, hành vi đăng bản sao chép video ca nhạc từ đĩa lên mạng mà không được chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất đồng ý thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai là bao lâu?
lawnet.vn
Người lao động có phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh không?
lawnet.vn
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
lawnet.vn
Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc mới nhất 2024?
lawnet.vn
Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?
lawnet.vn
Trong trường hợp nào phải huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao từ 01/7/2023?
lawnet.vn
Để được cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan phải đáp ứng điều kiện gì?
lawnet.vn
Triển khai kế hoạch ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền trong môi trường kỹ thuật số trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;