Theo quy định, việc thay đổi họ của con nuôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/12/2022

Thay đổi họ của con nuôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi? Thay đổi tên của con nuôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi hay không? Điều kiện đối với người nhận con nuôi như thế nào?

Chào anh chị, cho tôi hỏi vợ chồng tôi vừa rồi nhận một đứa bé làm con nuôi, vợ chồng tôi có ý định sẽ thay đổi họ của con nuôi sang họ của chồng tôi. Anh chị cho tôi hỏi vợ chồng tôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi hay không? 

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Thay đổi họ của con nuôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi?

      Tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '383807');" target='_blank'>Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền thay đổi họ như sau:

      1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

      a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

      b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

      c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

      d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

      đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

      e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

      g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

      h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

      2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

      3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

      Theo đó, trong trường hợp thay đổi họ của con nuôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi nếu con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên.

      Thay đổi tên của con nuôi có phải hỏi ý kiến của con nuôi hay không?

      Tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '383807');" target='_blank'>Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền thay đổi tên như sau:

      1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

      a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

      b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

      c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

      d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

      đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

      e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

      g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

      2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

      3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, cũng giống như thay đổi họ, việc thay đổi tên khi con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

      Điều kiện đối với người nhận con nuôi như thế nào?

      Tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010' onclick="vbclick('48517', '383807');" target='_blank'>Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

      1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

      b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

      c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

      d) Có tư cách đạo đức tốt.

      2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

      a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

      b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

      c) Đang chấp hành hình phạt tù;

      d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

      3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

      Như vậy, người nhận con nuôi cần đáp ứng điều kiện trên để được nhận con nuôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn