Anh chị giải đáp giúp trường hợp của em có bị xem là kết hôn cận huyết hay không ạ. Trường hợp của em là bà cố em và bà cố của người yêu em là chị em ruột, theo em tính toán thì em và người yêu em đã là đời thứ năm rồi. Vậy chúng em có kết hôn được không? Có bị xem là kết hôn trong huyết thống không? Mong LS tư vấn giúp em, em cảm ơn ạ

"> Anh chị giải đáp giúp trường hợp của em có bị xem là kết hôn cận huyết hay không ạ. Trường hợp của em là bà cố em và bà cố của người yêu em là chị em ruột, theo em tính toán thì em và người yêu em đã là đời thứ năm rồi. Vậy chúng em có kết hôn được không? Có bị xem là kết hôn trong huyết thống không? Mong LS tư vấn giúp em, em cảm ơn ạ

">

Như thế nào là kết hôn cận huyết?

Anh chị giải đáp giúp trường hợp của em có bị xem là kết hôn cận huyết hay không ạ. Trường hợp của em là bà cố em và bà cố của người yêu em là chị em ruột, theo em tính toán thì em và người yêu em đã là đời thứ năm rồi. Vậy chúng em có kết hôn được không? Có bị xem là kết hôn trong huyết thống không? Mong LS tư vấn giúp em, em cảm ơn ạ

Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Khoản 17 và Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích như sau:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo thông tin bạn cung cấp, bà cố của bạn và bà cố của người yêu bạn là chị em ruột nên bạn và người yêu bạn là đời thứ năm. Do đó, việc hai người kết hôn với nhau sẽ không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Ban biên tập thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không? Điều kiện kết hôn năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm trú tối đa tại một nơi năm 2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc nhập ngũ dành cho mọi đối tượng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;