Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Các hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 25 tháng 11 hàng năm đã được Liên hợp quốc lấy là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế để tưởng nhớ 16 nạn nhân của bạo lực đã chết trong vụ ám sát năm 1960 tại Cộng hòa Đôminíc. Là dịp để các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Mục đích tổ chức các hoạt động tuyên truyền là nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, thành viên gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Qua đó, góp phần đấu tranh đẩy lùi các hành vi bạo lực gia đình trong xã hội.

Như vậy, ngày 25 tháng 11 là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Theo lịch Vạn niên, ngày 25 tháng 11 năm 2024 nhằm ngày 25/10/2024 âm lịch.

Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

Căn cứ Điều 41 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm:

- Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

- Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.

- Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

- Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.

- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các biện pháp nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:

Điều 19. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Theo quy định trên, thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các biện pháp sau:

- Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam

- Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam

- Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam

- Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

+ Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ

+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

+ Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;