Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/11/2022

Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường? Những nội dung nào Cảnh sát môi trường phải công khai? Các hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường? Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?

Nhờ tư vấn!

    • Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?

      Căn cứ Điều 3 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như sau:

      Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm phát huy quyền làm chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

      2. Những nội dung nào Cảnh sát môi trường phải công khai?

      Theo Điều 5 Thông tư 83/2019/TT-BCA Những nội dung Cảnh sát môi trường phải công khai được quy định như sau:

      1. Trụ sở, nơi làm việc của Cảnh sát môi trường; số điện thoại trực ban đơn vị; người có thẩm quyền giải quyết các đơn, thư, tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

      2. Chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm thuộc nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.

      3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).

      4. Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm và hậu quả (nếu có) mà Cảnh sát môi trường đã xử lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).

      3. Các hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?

      Căn cứ Điều 6 Thông tư 83/2019/TT-BCA căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:

      1. Niêm yết tại nơi tiếp công dân của cơ quan Công an.

      2. Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an (nếu có).

      3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

      4. Thông báo khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

      5. Các hình thức phù hợp khác.

      4. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?

      Theo Điều 7 Thông tư 83/2019/TT-BCA quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như sau:

      1. Chủ động tìm hiểu những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; những vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm xảy ra trong cơ quan, tổ chức của mình đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.

      2. Tham gia ý kiến với lãnh đạo cơ quan Công an nói chung và Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát môi trường về hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường, kịp thời phản ánh những hành vi tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

      3. Phát hiện, cung cấp thông tin, tài liệu về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm cho Cảnh sát môi trường hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Nguồn tin và người phát hiện, cung cấp thông tin được đảm bảo giữ bí mật theo quy định của pháp luật.

      4. Báo cáo, giải trình đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Cảnh sát môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.

      5. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, hợp tác và giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường trong khi thi hành nhiệm vụ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 3 Thông tư 83/2019/TT-BCA Tải về
    • Điều 5 Thông tư 83/2019/TT-BCA Tải về
    • Điều 6 Thông tư 83/2019/TT-BCA Tải về
    • Điều 7 Thông tư 83/2019/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn