Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025? Thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP quy định mẫu tờ khai đăng ký khai tử:

Tải về Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai tử.

(2) Chỉ ghi trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa có/không cung cấp số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/chứng minh nhân dân; không cung cấp đầy đủ thông tin ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp phải cung cấp thông tin “Nơi cư trú” thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.

(3) Ghi số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước (ví dụ: Căn cước công dân số 025188001010 do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 20/11/2021). Trường hợp không có số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước thì ghi giấy tờ hợp lệ thay thế (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...).

(4) Nếu ghi theo Giấy báo tử, thì gạch cụm từ “Giấy tờ thay thế Giấy báo tử”; nếu ghi theo số Giấy tờ thay thế Giấy báo tử thì ghi rõ tên, số giấy tờ và gạch cụm từ “Giấy báo tử”; trường hợp không có thì mục này để trống.

(5) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)

Người nước ngoài chết tại Việt Nam thì đăng ký khai tử ở đâu?

Căn cứ Điều 51 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký khai tử:

Điều 51. Thẩm quyền đăng ký khai tử
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.

Thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 52 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai tử:

Điều 52. Thủ tục đăng ký khai tử
1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.
Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Theo quy định trên, thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đi đăng ký khai tử nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Hồ sơ khai tử gồm các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký khai tử

- Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay cho giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

+ Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp;

+ Đối với người chết do tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp;

+ Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Tòa án cấp;

+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì cơ quan công an cấp;

+ Đối với người chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì Cơ quan giám định pháp y cấp;

+ Đối với người chết không thuộc các trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết cấp;

Bước 2: Công chức làm công tác hộ tịch nhận giấy tờ và kiểm tra

Bước 3: Công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch nếu việc khai tử đúng

Bước 4: Công chức làm công tác hộ tịch cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch.

Bước 5: Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.

Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kèm trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;