Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có gì khác nhau?
Để tiện cho việc xin cấp hộ chiếu phổ thông của công dân mà pháp luật cho phép việc cấp hộ chiếu phổ thông có thể được thực hiện trong nước hoặc thực hiện ở nước ngoài. Vậy hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có khác gì nhau hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 65/2012/NĐ-CP và Nghị định 94/2015/NĐ-CP) thì hộ chiếu phổ thông được xác định là một trong các loại hộ chiếu quốc gia.
Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2007/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 65/2012/NĐ-CP và Nghị định 94/2015/NĐ-CP).
Để tiện cho việc cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân, thì pháp luật quy định việc cấp hộ chiếu phổ thông có thể được thực hiện trong nước hoặc ở nước ngoài.
Trong đó:
- Đối với trường hợp cấp trong nước: Thì công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh để được giải quyết theo thẩm quyền.
- Đối với trường hợp cấp ở nước ngoài: Thì công dân Việt đang ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được giải quyết theo thẩm quyền.
Theo đó, hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!









