Di sản thừa kế thuộc sở hữu chung với người khác

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Ngôi nhà là tài sản chung của bố mẹ tôi. Khi bố tôi mất không để lại di chúc. Tôi đã lập gia đình ra ở riêng, còn lại mẹ tôi với vợ chồng em gái tôi ở trong ngôi nhà đó. Nay mẹ tôi có lập một bản di chúc bằng văn bản, nội dung có ghi là để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho em gái tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, mẹ tôi lập di chúc ghi nội dung như vậy có hợp pháp không? (Phạm Văn Dũng - Lương Tài, Bắc Ninh)
    • Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

      Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để anh tham khảo, như sau:

      - Di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” (Điều 634).

      - Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: “a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 652).
      - Nội dung của di chúc bằng văn bản: “1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc” (Điều 653).
      Như vậy, khi mẹ anh lập di chúc, phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005, và cần chú ý tới nội dung của di chúc thì di chúc mới được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, do tài sản là tài sản chung của bố và mẹ anh, bố anh mất không để lại di chúc nên phần di sản của bố anh sẽ được chia theo pháp luật. Mẹ anh chỉ được định đoạt phần tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mẹ anh. Nếu như nội dung di chúc ghi để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho em gái của anh thì di chúc đó không hợp pháp.http://luatviet.net.vn/luat-su-tu-van-luat-thua-ke/di-san-thua-ke-thuoc-so-huu-chung-voi-nguoi-khac.html

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn