Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/10/2016

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Trần Hoàng (hoang***@gmail.com)

    • Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP' onclick="vbclick('4E3C9', '146717');" target='_blank'>Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như sau:

      1. Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cùng cư trú ở nước ngoài.

      Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài chỉ thực hiện nếu không trái với pháp luật của nước sở tại.

      2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con phải nộp các giấy tờ sau:

      a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định).

      b) Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh (bản sao) của người con, nếu người con đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

      c) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha - con, quan hệ mẹ - con.

      Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

      3. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ lãnh sự kiểm tra hồ sơ, đồng thời niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Cơ quan đại diện. Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng, phù hợp quy định pháp luật, không có tranh chấp, cán bộ lãnh sự báo cáo Thủ trưởng Cơ quan đại diện. Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký bản chính Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cấp cho các bên.

      Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên phải có mặt. Cán bộ lãnh sự ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên ký vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con. Cơ quan đại diện bổ sung thông tin của cha/mẹ vào bản chính Giấy khai sinh của trẻ em (nếu có).

      Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết được kéo dài không quá 15 ngày.

      4. Trường hợp người con là công dân Việt Nam đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì sau khi đăng ký nhận cha, mẹ, con, Cơ quan đại diện gửi thông báo kèm trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (bản sao) cho cơ quan đăng ký hộ tịch đã đăng ký khai sinh cho người con để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh.

      Trên đây là quy định về đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP' onclick="vbclick('4E3C9', '146717');" target='_blank'>Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP để hiểu rõ hơn về điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn