Quy định của pháp luật về thư tín của cơ quan đại diện ngoại giao

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/04/2017

Thư tín của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Bảo, đang sinh sống tại Khánh Hòa, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi thư tín của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Bảo_097**)

    • Thư tín của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định cụ thể tại Điều 27 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó:

      1. Nước tiếp nhận phải cho phép và bảo vệ việc tự do thông tin liên lạc của cơ quan đại diện về mọi việc công. Khi liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện khác và các cơ quan lãnh sự của nước mình đóng bất kỳ ở đâu, cơ quan đại diện Nước cử đi có thể dùng mọi phương tiện thông tin liên lạc thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện tín bằng mật mã hay số hiệu. Tuy nhiên, chỉ khi nào được Nước tiếp nhận đồng ý, cơ quan đại diện mới được đặt và sử dụng đài phát vô tuyến.

      2. Thư tín về việc công của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. "Thư tín về việc công" được hiểu là mọi thư tín có liên quan đến cơ quan đại diện và các chức năng của cơ quan đại diện.

      3. Túi ngoại giao không thể bị mở hoặc bị giữ lại.

      4. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải mang các dấu hiệu bên ngoài dễ thấy, chỉ rõ tính chất của các kiện này và chỉ được chứa dựng những tài liệu ngoại giao hay những đồ vật dùng vào việc công.

      5. Giao thông viên ngoại giao phải mang theo giấy tờ chính thức chứng nhận tư cách của họ, ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao và khi thi hành chức năng của mình, họ được Nước tiếp nhận bảo hộ. Họ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.

      6. Nước cử đi hay cơ quan đại diện có thể cử giao thông viên ngoại giao ad hoc (được chỉ định theo từng việc). Trong trường hợp đó, những quy định ở Đoạn 5 của Điều này cũng được áp dụng, nhưng ngay sau khi giao thông viên trao túi cho mình phụ trách cho người nhận thì các quyền miễn trừ đã nêu sẽ không được áp dụng nữa.

      7. Túi ngoại giao có thể được giao cho người chỉ huy máy bay dân dụng sẽ hạ cánh tại một sân bay được phép đến. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao, nhưng người đó không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ quan đại diện có thể cử một thành viên của mình đến nhận túi ngoại giao một cách trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy máy bay đó.

      Trên đây là tư vấn về thư tín của cơ quan đại diện ngoại giao. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn