Ủy ban nhân dân tỉnh phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó vào tháng nào?

Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó vào tháng nào? Không tiêm phòng Dại cho chó bị phạt bao nhiêu tiền? 

Chào các anh chị Luật sư. Tôi có thắc mắc là tôi có nuôi 3 con chó và muốn cho tiêm vắc xin phòng dại cho chó tại địa phương thì tôi phải đợi đến tháng mấy thì Ủy ban nhân dân tỉnh phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó? 

Mong anh chị ban biên tập tư vấn. Tôi cảm ơn. 

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó vào tháng nào?

Tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 quy định như sau:

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Quản lý chó nuôi: Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp trưởng thôn, ấp, bản lập danh sách hộ nuôi chó và thống kê số lượng chó nuôi thực tế trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc-xin Dại triệt để trên đàn chó. Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.

b) Tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó vào tháng 3-4 hàng năm; Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo địa bàn từng thôn, ấp, bản hoặc cụm dân cư, tổ chức tiêm bổ sung cho chó mới phát sinh hoặc bị bỏ sót chưa được tiêm, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt mục tiêu đã đề ra. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ vắc-xin Dại tiêm phòng cho chó nuôi trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn thực hiện Chương trình để khống chế bệnh Dại.

c) Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người: Kiện toàn và mở rộng số lượng các điểm tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng Dại phục vụ công tác điều trị dự phòng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao. Về nguyên tắc mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm tiêm chủng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ tiêm vắc-xin miễn phí cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay tiêm vắc-xin miễn phí dự phòng trước phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao như cán bộ làm các công việc lấy bệnh phẩm, xét nghiệm, tiêm vắc-xin Dại cho chó.

d) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm trong phòng, chống bệnh Dại ở động vật. Đề xuất Chính phủ xem xét, bổ sung vắc-xin Dại cho động vật vào Chương trình 30a để hỗ trợ cho các huyện nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2021. Lập quỹ dự phòng vắc-xin Dại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để tiêm bao vây khẩn cấp ổ dịch Dại trên đàn chó với số lượng khoảng 500 ngàn liều. Xây dựng chính sách hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin Dại cho nhân viên thú y, nhân viên y tế, người tham gia phòng chống bệnh Dại trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người nuôi chó; chính sách hỗ trợ vắc-xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

đ) Truyền thông: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xây dựng và cung cấp tài liệu truyền thông cho các địa phương tổ chức tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương thực hiện các chương trình truyền thông về bệnh Dại; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục truyền thông học đường, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện chương trình truyền thông về bệnh Dại tại địa phương theo quy định.

e) Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát: Tăng cường giám sát phát hiện bệnh Dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở người và động vật. Tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh Dại. Hàng năm, lập bản đồ phân bố đàn chó, bản đồ dịch tễ bệnh Dại trên người và động vật để xác định khu vực có nguy cơ cao về bệnh Dại nhằm ưu tiên tập trung các nguồn lực trong công tác phòng chống bệnh Dại.

g) Điều tra và xử lý ổ dịch: Điều tra, xử lý các ổ dịch bệnh Dại trên người và động vật theo hướng tiếp cận Một sức khỏe, có sự phối hợp của ngành thú y và y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập tổ, đội bắt chó có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh Dại và chó thả rông trong vùng có ổ dịch Dại để xử lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ vắc-xin từ quỹ dự phòng vắc-xin Dại để xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật.

h) Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại: Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm cho 04 phòng xét nghiệm của ngành Thú y và 02 phòng xét nghiệm của ngành Y tế, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống bệnh Dại.

i) Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó: Tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó trong nước và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp qua biên giới theo quy định của pháp luật về thú y.

k) Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại: Chuẩn hóa các tài liệu liên quan trong công tác phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật. Tổ chức tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại; kỹ năng truyền thông về bệnh Dại; kỹ thuật xử lý các vết thương do động vật cào, cắn; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; kỹ năng bắt chó mắc bệnh Dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật.

l) Xây dựng vùng an toàn bệnh Dại: Khuyến khích các thành phố, thị xã, các huyện nơi có khu du lịch xây dựng vùng an toàn bệnh Dại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, thu hút du khách tới du lịch, tham quan. Tổ chức đánh giá và công nhận xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố không có bệnh Dại.

m) Nghiên cứu khoa học: Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cần thiết phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dại, bao gồm: Nghiên cứu sản xuất trong nước vắc-xin Dại tế bào cho người và cho động vật; phác đồ điều trị cho người mắc bệnh dại, đề xuất mô hình cộng đồng phòng chống bệnh Dại; kiến thức, thái độ và thực hành quản lý đàn chó của người dân và một số các nghiên cứu có liên quan.

Theo đó, bạn muốn mang chó của bạn đi tiêm phòng dại thì đến tháng 3-4 hàng năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó.

2. Không tiêm phòng Dại cho chó bị phạt bao nhiêu tiền? 

Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định như sau: 

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Như vậy, khi bạn không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó thì bạn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. 

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Thuốc bảo vệ thực vật nào được phép sử dụng tại Việt Nam?
lawnet.vn
Bãi bỏ quy định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ Quy chuẩn kỹ thuật theo thủ tục, quy trình rút ngắn từ 18/7/2023?
lawnet.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho đơn vị nào thực hiện thanh lý hợp đồng kể từ ngày 30/6/2023?
lawnet.vn
Thời hạn có giá trị của Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là bao lâu?
lawnet.vn
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm các nội dung nào?
lawnet.vn
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm những hình thức nào?
lawnet.vn
Bao lì xì in hình quốc huy Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
lawnet.vn
Chế độ chính sách khi tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với lực lượng bảo vệ và đối với cơ quan tổ chức, cá nhân là gì?
lawnet.vn
Lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do ai quyết định thành lập?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;